Ý kiến khách hàng

Fanpage

Làm thêm khi du học ở Mỹ

Là sinh viên quốc tế, sở hữu visa F1, du học sinh hoàn toàn có cơ hội làm việc tại Mỹ. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để tránh những rắc rối ngoài ý muốn, thậm chí là bị trục xuất. Tốt nhất, nên gặp Đại diện Sinh viên Quốc tế (International Student Office – ISO) để được tư vấn kỹ càng hơn.


Là sinh viên quốc tế, sở hữu visa F1, du học sinh hoàn toàn có cơ hội làm việc tại Mỹ. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để tránh những rắc rối ngoài ý muốn, thậm chí là bị trục xuất. Tốt nhất, nên gặp Đại diện Sinh viên Quốc tế (International Student Office – ISO) để được tư vấn kỹ càng hơn.

Có 5 loại hình làm việc trong thời gian bạn học tập tại Mỹ và có visa F-1: On-campus (Làm việc tại trường) là dễ/đơn giản nhất, và 4 loại còn lại là Off-campus (Làm việc ngoài trường): OPT (Tập huấn không bắt buộc), CPT (Tập huấn bắt buộc), Economic Hardship (Gặp khó khăn tài chính) và International Institutions (Tổ chức quốc tế).

1.Làm việc tại trường (On – campus)

On-campus là loại hình thoải mái nhất vì du học sinh không cần phải xin phép từ Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ (United States Citizenship and Immigration Services – USCIS). Ngoài ra, các sinh viên Mỹ luôn được ưu tiên nhận công việc on-campus. Nếu bạn muốn công việc loại này, hãy cố gắng đăng ký thật sớm và nên chọn 2 việc để phòng hờ.

Các công việc có thể là: trợ giảng, gia sư, nghiên cứu sinh, làm trong thư viện/ký túc xá/văn phòng ở trường/nhà ăn/phòng máy tính và kỹ thuật…

2. Chương trình thực tập không bắt buộc (OPT)

Sinh viên quốc tế sở hữu visa F-1 được phép làm việc bên ngoài trường theo OPT cả trong và sau khi hoàn thành khóa học. OPT đòi hỏi sinh viên phải nộp giấy tờ để được chấp thuận của Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ, cho phép bạn được hưởng lương (nếu kiếm được việc chịu trả lương), và bắt buộc việc bạn chọn phải liên quan trực tiếp tới ngành học. Nếu Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ chấp nhận hồ sơ của bạn, họ sẽ gửi thẻ cấp phép lao động (Employment Authorization Ducument – EAD) qua thư.

Thời gian được phép xin làm OPT là sau 9 tháng nhập học và tổng thời gian làm là 12 tháng với nhiều loại công việc.

Du học sinh có thể xin làm OPT trước khi tốt nghiệp hoặc sau khi tốt nghiệp nhưng vẫn phải tuân thủ theo đúng quy định của Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ.

3. Chương trình thực tập bắt buộc (CPT)

Đây là công việc nằm ngoài khuôn viên trường. Bạn chỉ có thể nộp đơn xin đi làm CPT khi chương trình học bắt buộc bạn phải đi làm thực tập (ví dụ: intern hay co-op) để được tốt nghiệp hoặc bạn nhất định phải được nhận tín chỉ cho các công việc loại này. Bạn được hưởng lương (nếu kiếm được việc chịu trả lương) và phải nộp giấy tờ online để được sự chấp thuận của Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ.

4. Chương trình làm thêm khi gặp khó khăn tài chính (SHE)

Nếu du học sinh chứng minh được khả năng tài chính của mình đột ngột bị mất thì có thể gửi giấy tờ đến Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ và xin đi làm để trang trải cuộc sống.  Ví dụ, mất học bổng hoặc việc làm trong khuôn viên trường nhưng không phải do lỗi của bạn; giá chuyển đổi nội/ngoại tệ có biến động lớn nhanh chóng; học phí hoặc chi phí sinh hoạt tăng đột ngột; bệnh nặng đột xuất và nhiều chi phí nhanh chóng phát sinh…

5. Tổ chức quốc tế (International Institutions)

Nếu bạn được nhận vào làm ở một trong các tổ chức quốc tế trong danh sách, thì bạn sẽ không bị bó buộc bởi nhiều luật lệ của CPT, OPT, hay các thứ linh tinh khác. Dẫu vậy, bạn vẫn nên nhờ ISO tư vấn làm giấy tờ. Công việc bạn làm cũng buộc phải thuộc phạm vi của tổ chức đó là liên quan tới ngành bạn học.

Làm việc theo loại hình này, bạn vẫn có thể đi làm dù ngành học có thể không đòi hỏi bạn đi làm hoặc bạn không vừa đi làm vừa nhận tín chỉ và bất kể bạn làm trong bao lâu và thời lượng bao nhiêu, bạn vẫn có quyền nộp giấy tờ xin làm OPT sau khi tốt nghiệp.

Tin liên quan